Blog
SubscribeSubscribe

Mọi thứ sẽ thay đổi thế nào nếu bạn luôn biết chắc chắn game của mình có khả năng tăng trưởng quy mô hay không? Bạn sẽ không còn phải phỏng đoán xem trong số những tựa game của mình, trò chơi nào đáng để phát hành, và từ đó chỉ dành thời gian và nguồn lực đầu tư cho những trò chơi có tiềm năng. Đó chính xác là những gì mà thử nghiệm khả năng tiêu thụ (Marketability) có thể thực hiện.

Trong bài viết này, Rotem Weinberg, Giám đốc Chiến lược Tăng trưởng tại ironSource sẽ làm rõ khái niệm thử nghiệm Marketability chính xác là gì, tại sao nó lại quan trọng và làm thế nào bạn có thể bắt đầu dự đoán chính xác hơn về khả năng thành công của trò chơi bằng cách sử dụng công cụ thử nghiệm Marketability của LevelPlay. Hãy bắt đầu bằng khái niệm.

Đầu tư và tập trung vào các trò chơi thích đáng

Khi bạn phát triển các ý tưởng mới, việc biết những ý tưởng nào có nhiều khả năng được người dùng yêu thích nhất có thể giúp bạn định hướng việc phân bổ thời gian và nguồn lực của mình hiệu quả hơn. Thay vì dồn hết nguồn lực của bạn vào chỉ một trò chơi, hoặc phân tán chúng cho nhiều tựa game khác nhau và chắp tay hy vọng chúng sẽ thành công, việc thử nghiệm Marketability giúp xác nhận ngay từ đầu xem trò chơi của bạn có khả năng thành công hay không.

Cho đến nay, thử nghiệm khả năng tiêu thụ phần lớn chỉ được chạy trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook và TikTok - và nó không phải lúc nào cũng thể hiện chính xác tiềm năng trò chơi của bạn trên các kênh UA khác, như các mạng quảng cáo video. Giờ đây, công cụ đặc biệt này cho phép bạn có cái nhìn toàn diện về tiềm năng phát triển của trò chơi của bạn.

Ví dụ, bạn đang ở giai đoạn lên ý tưởng với ba trò chơi hyper-casual. Nếu không có thử nghiệm Marketability một cách chính xác trên các nguồn lưu lượng truy cập (traffic) phù hợp nhất với ứng dụng của mình, bạn sẽ phải đưa ra quyết định về việc dành thời gian, công sức và chi phí phát triển cho trò chơi nào. Ngay cả khi bạn đã có ngân sách và nhân lực để phát triển cả ba, nếu chỉ 1 ý tưởng đạt được thành công thì tất cả những nguồn lực đã được đầu tư còn lại đều là lãng phí. Tuy nhiên, với thử nghiệm Marketability, bạn sẽ biết chắc chắn hơn ý tưởng nào trong ba ý tưởng này - thậm chí có thể là cả ba - có khả năng sẽ mang lại kết quả tốt.

Một cách thức để xác nhận trò chơi của bạn có thể mở rộng quy mô hay không

Sử dụng thử nghiệm Marketability cho phép bạn xác định trò chơi của mình có thể mở rộng quy mô với mức giá phải chăng hay không, bằng cách xem vị trí của mình trên đường cong eCPM - eCPM của bạn càng cao, sức mua tiềm năng của trò chơi càng lớn:

Tăng eCPM mang lại nhiều lượt hiển thị hơn, và bạn có thể tăng eCPM bằng cách đặt giá thầu cao hơn hoặc đẩy IPM lên (bằng cách cải thiện nội dung quảng cáo). Nếu bạn có thể ước tính vị trí của trò chơi trên đường cong này, bạn có thể hiểu chính xác khả năng mở rộng quy mô sẽ như thế nào.

Nếu eCPM quá thấp (vùng màu đỏ), bạn sẽ không giành được đủ số lượt hiển thị để mở rộng quy mô. Nếu ở vùng xanh, trò chơi của bạn có khả năng cạnh tranh trong các mạng quảng cáo và mở rộng quy mô với mức giá phải chăng. Khi eCPM của bạn cao hơn nữa (lên đỉnh của vùng xanh), thậm chí bạn có thể tăng biên lợi nhuận trong khi vẫn mở rộng quy mô - các chiến dịch quảng cáo của bạn đang ở khả năng tiếp thị cao nhất.

Sử dụng đúng công cụ Marketability

Bây giờ bạn đã biết thử nghiệm Marketability có thể đo lường những gì, và tại sao bạn nên sử dụng nó để xác định tiềm năng trò chơi của mình, hãy tìm hiểu cách chạy những thử nghiệm này như thế nào. Hãy ghi nhớ ba lời khuyên sau đây:

  • Tránh thử nghiệm trong các giai đoạn nhiều biến động, như ngày lễ
  •  Thử nghiệm với quảng cáo có nhiều khả năng thu hút người dùng và tạo ra những cảm xúc nhất định
  • Khi bạn đạt được kết quả tốt, hãy khởi chạy càng sớm càng tốt vì xu hướng có thể thay đổi nhanh chóng

Để có được thông tin chi tiết về cách trò chơi của bạn có thể mở rộng quy mô với độ chính xác tối đa và chi phí tối thiểu, công cụ thử nghiệm Marketability của LevelPlay là giải pháp độc nhất trên thị trường hiện nay giúp hiểu được sức mua của trò chơi trước khi ra mắt - tất cả chỉ trong vòng vài ngày. Trên thực tế, Supersonic đã sử dụng công cụ này để nhanh chóng xác định các sản phẩm hyper-casual thành công bậc nhất của họ trong thời gian gần đây, như Color Match, tựa game đã đứng đầu bảng xếp hạng trong hơn 14 tuần.

Bạn có thể xem kết quả của thử nghiệm dưới dạng điểm, cho biết vị trí cạnh tranh của bạn trên đường cong eCPM so với đối thủ cạnh tranh như hình dưới đây:

Chạy thử nghiệm khả năng tiêu thụ giúp hợp lý hóa toàn bộ quá trình phát hành game của bạn và định hướng phân bổ nguồn lực cho các trò chơi có tiềm năng mở rộng quy mô cao nhất. Hãy bắt đầu thay đổi cuộc chơi phát hành game với sự tự tin, chính xác và hiệu quả hơn bằng cách chạy các thử nghiệm Marketability.

Lưu ý: Công cụ Thử nghiệm Marketability LevelPlay chỉ dành cho khách hàng LevelPlay.

Tìm hiểu thêm về công cụ thử nghiệm Marketability LevelPlay.

Let's put these tips to good use

Grow your app business with ironSource